Viêm lợi là một căn bệnh không quá xa lạ tuy nhiên những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến hàm răng của chúng ta thì không phải ai cũng có hiểu biết đúng và đầy đủ. Viêm lợi dài ngày có thể dẫn đến rụng răng và lây lan sang các vùng khác. Có rất nhiều lý do khiến căn bệnh này phát triển tuy nhiên nổi bật nhất vẫn là do vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Nguyên bị viêm lợi
Khi mang thai, người mẹ có những thay đổi về nồng độ hormone khiến nguy cơ bị mắc các bệnh về răng lợi cao hơn người bình thường. Ngay cả khi mẹ đang cho con bú đã kiểm soát mảng bám tốt, vẫn sẽ có đến 50-70% phụ nữ bị viêm nướu răng.
Sự gia tăng nồng độ hormone progesterone và estrogen làm mô lợi của người mẹ nhạy cảm hơn với các vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời cùng với sự suy giảm miễn dịch khi mang thai, các loại vi khuẩn này càng dễ dàng tấn công hơn vào lợi của người mẹ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm nướu răng sẽ tiến triển thành viêm nha chu, gây những hậu quả cực kỳ nguy hiểm.
Viêm lợi gây ra những hậu quả gì?
Đối với mẹ
Viêm nướu răng nặng sẽ khiến các túi lợi quanh răng xuất hiện, chứa đầy vi khuẩn gây bệnh, kèm theo những thức ăn thừa, lợi sẽ dần dần bị nhiễm trùng nặng nề. Các túi lợi này sẽ phát triển dẫn đến tụt lợi, răng lung lay và có thể bị mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
Đối với trẻ nhỏ
Bởi vì trong giai đoạn đang cho con bú, trẻ sẽ được nuôi dưỡng bởi nguồn sữa mẹ. Nếu người mẹ bị viêm lợi và không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa mà bé bú hàng ngày.
Trẻ em cũng sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường khi có người mẹ bị viêm nướu răng, viêm nha chu.
Đơn thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ cho con bú
Vậy Thuốc chữa viêm lợi cho phụ nữ cho con bú là gì? Các vi khuẩn gây bệnh tại miệng thường là các chủng vi khuẩn kết hợp, Gram âm, Gram dương và kỵ khí. Amoxicilin là kháng sinh họ beta lactam có hoạt tính với phần lớn các loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương, nhưng không có hoạt tính trên nhóm kỵ khí. Hơn nữa, amoxicilin rất dễ bị phá hủy bởi beta - lactamase, do đó không có tác dụng đối với những chủng vi khuẩn sản sinh ra các enzym này. Do đó, nên kết hợp 1 trong 2 công thức kháng sinh sau đây:
Augmentin và metronidazole (Augmentin có acid Clavulinid, giúp cho amoxicilin không bị beta - lactamase phá hủy, đồng thời mở rộng thêm phổ kháng khuẩn của amoxicilin một cách hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn thông thường đã kháng lại amoxicilin, kháng các penicilin khác và các cephalosporin). Thực hiện cạo vôi răng hết bao nhiêu tiền?
Hoặc tốt hơn nên dùng spiramycin với metronidazol - kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí trong chế phẩm Rodogyl, mang lại hiệu quả cao hơn công thức đầu.
Ngoài ra có thể dùng thêm nhóm kháng viêm: Kháng viêm non-steroid hoặc nhóm kháng viêm corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có tính kháng viêm mạnh, điều trị hiệu quả các triệu chứng sưng, đỏ, đau của viêm nướu răng.
Lưu ý: Làm sạch răng hàng ngày, ngừa tái phát bằng:
Đánh răng hai lần một ngày, hoặc tốt hơn sau mỗi bữa ăn hoặc ăn nhẹ.
Nên dùng bàn chải mềm và thay thế ít nhất mỗi 3 - 4 tháng.
Sử dụng các dung dịch súc miệng: giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn như chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi miệng.
Thường xuyên thăm khám bác sỹ nha khoa để tìm nguyên nhân và cách chữa trị hợp lý.
Bài viết trích nguồn tại: https://nguyenthilien11333.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt