Niềng răng không nhổ răng là phương pháp chỉnh nha áp dụng với những trường hợp có vòng hàm rộng hoặc cấu trúc xương hàm chưa ổn định. Phương pháp này áp dụng được cho mọi trường hợp răng mọc lệch lạc ở mức độ nhẹ, không quá phức tạp. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn một trong các loại hình niềng răng phổ biến hiện nay.

Niềng răng không nhổ răng có được không?

Niềng răng không nhổ răng là điều mà bất kỳ ai cũng đều mong muốn khi phải niềng răng, nhưng thường trong một số trường hợp bác sĩ vẫn yêu cầu phải nhổ răng để cho kết quả cao nhất.
Niềng răng không nhổ răng cho người có cấu trúc xương hàm chưa ổn định
Mục đích của việc nhổ răng chính là để tạo ra khoảng trống trên cung hàm để khi các răng di chuyển về đúng vị trí chuẩn, có chỗ để răng dịch chuyển. Thường trong trường hợp khi phải nhổ răng, bệnh nhân phải nhổ tới 4 răng ở hai vị trí đối xứng nhau, để tạo nên độ hài hòa khi các răng di chuyển lại đúng vị trí.

Thông thường những ca niềng răng không nhổ răng chỉ được áp dụng cho trẻ em, vì trẻ em có cấu trúc xương hàm vẫn đang phát triển, có can thiệp nong rộng xương hàm. Vì thế các răng vẫn còn khoảng trống để di chuyển mà không cần phải nhổ bất cứ chiếc răng nào.

Hiện nay, để trút bỏ lo ngại nhổ răng khi niềng răng, nhiều trung tâm nha khoa uy tín áp dụng niềng răng không nhổ răng với các khí cụ hỗ trợ chỉnh nha, mang đến cho khách hàng quá trình điều chỉnh răng mọc lệch thuận lợi, nhẹ nhàng hơn.

Quy trình niềng răng không nhổ răng như thế nào?

Theo thống kê, có đến 90% ca niềng răng phải nhổ răng, trừ một số trường hợp của răng thưa. Bởi niềng răng mà không nhổ răng thì rất khó để cho hiệu quả cao được. Tuy nhiên, với phương pháp niềng răng không nhổ răng hiện đại, lo ngại này dường như được trút bỏ. Theo đó, quý khách hàng trải qua quá trình niềng răng với những bước sau đây:
Bạn có thể lựa chọn loại hình niềng răng phù hợp*

Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ thăm khám và chụp phim đầy đủ để nắm được tình trạng toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm,… Từ đó có thể nhận định được tình trạng của bệnh nhân và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị tương ứng.

Lên phác đồ hỗ trợ điều trị

Căn cứ vào kết quả thăm khám và chụp Xquang, bác sĩ tiến hành lên phác đồ hỗ trợ điều trị, dự đoán tiến trình răng di chuyển qua từng giai đoạn.

Tiến hành lấy dấu hàm

Bác sĩ lấy dấu hàm bằng thạch cao để phục vụ cho việc thiết kế mắc cài phù hợp với từng bệnh nhân.

Gắn mắc cài lên răng

Sau vài ngày đợi thiết kế mắc cài, bệnh nhân tái khám để gắn mắc cài, bắt đầu quá trình niềng răng. Một vài trường hợp có thể cần sử dụng thêm khí cụ hỗ trợ chỉnh nha như thun liên hàm, mini vis implant…
Cần tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha về chế độ chăm sóc răng miệng*

Tái khám định kỳ

Cứ khoảng 3 - 4 tuần/lần, bệnh nhân tái khám để bác sĩ điều chỉnh lực kéo của mắc cài sao cho phù hợp giúp răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn.

Kết thúc quy trình niềng răng không nhổ răng, bệnh nhân được tháo mắc cài và đeo hàm duy trì, giúp ổn định răng và xương hàm, tránh tái xô lệch. Đây là giai đoạn quan trọng, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ .
 
Top