Thời gian mọc răng của trẻ thường không cụ thể, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi bé mà có thời gian mọc nhanh hoặc chậm khác nhau. Tuy nhiên, việc mọc răng ở trẻ là điều rất quan trọng nên cha mẹ phải lưu ý để phát hiện và điều chỉnh những sai lệch kịp thời, giúp cho trẻ có hàm răng đẹp, chắc khỏe trong tương lai.

---Thông tin tham khảo: cấy ghép răng implant như thế nào

Thời gian mọc răng của trẻ trong bao lâu?

Thông thường, thời gian mọc răng của trẻ sẽ từ tháng thứ 5 kéo dài đến tháng thứ 32. Cũng có trường hợp, trẻ sẽ mọc răng sớm hơn và kết thúc quá trình chậm hơn hoặc ngược lại. Tuy nhiên, cha mẹ có thể căn sứ vào thời gian mọc răng của trẻ do bệnh viện Nhi Đồng St. Louis đề xuất như sau:

- Từ tháng thứ 5- tháng thứ 8: trẻ sẽ mọc 4 răng cửa giữa hàm trên và hàm dưới, 2 răng cửa hàm dưới sẽ mọc trước và 2 răng cửa hàm trên mọc sau.

- Từ 7-10 tháng: 4 răng cửa hàm trên sẽ mọc đôi 2 răng cùng lúc.

- Tháng 12- tháng 16: trẻ sẽ mọc răng hàm đầu tiên.

- Từ 14-20 tháng: trẻ mọc 4 răng nanh.

- Từ 2—32 tháng: trẻ mọc 4 răng hàm thứ 2.

Kết thúc quá tình mọc răng sữa, trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn kéo dài đến 8-10 tuổi. Cha mẹ nên lưu ý trong quá trình mọc răng vĩnh viễn để nhổ bỏ kịp thời răng sữa, tránh trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc lộn xộn gât mất thẩm mỹ.

Trước khi mọc răng, trẻ thường hay có biểu hiện như: biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ khó ăn, hay chảy nước dãi; hay mút hoặc cắn các vật cứng; sốt nhẹ; lợi bị sưng đỏ và bị tiêu chảy. Chính vì vây, cha mẹ nên nhớ chú ý những biểu hiện bất thường của trẻ để có những biện pháp chăm sóc con mình chu đáo hơn.

Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng chi trẻ chưa?
Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng trong giai đoạn mọc răng

Chăm sóc răng cho trẻ trong thời kỳ mọc răng

Vì thời gian mọc răng của trẻ kéo dài và trẻ chưa ý thức được việc bảo vệ sức khỏe răng miệng nên cha mẹ hãy có cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách như:
*** Tham khảo thông tin trồng răng giả cố định giá bao nhiêu nha khoa cung cấp
- Trong thời gian mọc răng sữa, trẻ sẽ có triệu chứng sốt liên tục, nếu sốt 38.5 độ trở lên thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu sốt quá cao thì nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế để bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ thì không cần dùng thuốc. Phải xác định đúng nguyên nhân làm cho trẻ sốt là do mọc răng hay do bệnh khác để có cách chăm sóc tốt nhất.

- Lau sạch nước dãi quanh miệng cho trẻ bằng khăn mềm.

- Vì trẻ còn nhỏ nên không thể chăm sóc răng miệng, cha mẹ hãy lấy khăm mềm hoặc một miếng gạc quấn quanh đầu ngón tay, nhẹ nhàng massage khoang miệng, vùng nướu cho trẻ sau khi bú hoặc ăn dặm.

- Vì nướu bị ngứa do răng mọc nên trẻ rất thích gặm cắn các đồ vật, thức ăn nên cha mẹ hãy cho trẻ gặm cắn các loại hoa quá như khoai tấy, cà rốt,...tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh và những đồ vật nhọn có thể gây hại cho trẻ. Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin trong thành phần bữa ăn hàng ngày.

- Khi trẻ đã lớn và răng mọc nhiều, hãy hướng dẫn cho trẻ đánh răng hằng ngày bằng bàn chải mềm và dùng kem đánh răng dành cho trẻ em có chứa flour, sau khi trẻ đánh răng nên tập cho trẻ súc miệng để loại bỏ kem đánh răng.

Vào thời gian mọc răng của trẻ, cha me đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng ngay từ đầu sẽ giúp việc mọc răng của trẻ thuận lợi và cho trẻ có thói quen vệ sinh răng miệng ngay từ nhỏ.
Bài viết trích nguồn tại: dichvutramrangsuthammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top