Hàm răng của em khá đều đặn, kín khít nhưng hình như không đủ răng cối ở trên cung răng. Đồng thời lại có một chiếc mọc sâu lên trên cung hàm, cách rất xa cung răng chính. Em băn khoăn quá không biết phải làm sao bây giờ, tính niềng răng nhưng không biết có hiệu quả không. Bác sỹ cho em lời khuyên niềng
răng nhanh mọc lệch lạc không ạ? Chân thành cảm ơn bác sỹ!
Những ảnh hưởng răng mọc lệch gây ra cho bạn
Có nhiều nguyên nhân như di truyền, do sự mất cân xứng về kích thước giữa răng và hàm, các bệnh khiếm khuyết do sứt môi hở hàm ếch, do thói quen xấu như mút ngón tay, cắn môi, mút môi, trẻ bú bằng núm vú cao su trong thời gian dài, trẻ bị sâu răng sữa nhưng không điều trị dẫn đến tình trạng răng mọc lệch, khấp khểnh.
Tình trạng răng mọc lệch lạc cũng có thể do yếu tố cung răng quá hẹp, xương hàm kém phát triển hoặc phát triển quá mức đều có thể dẫn đến các răng mọc thường bị chen chúc mà không đều khít, gây mất thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Những răng mọc sai vị trí hoặc lệch lạc sẽ khiến bệnh nhân khó giữ gìn vệ sinh răng miệng, gây nên bệnh nha chu và các bệnh lý về răng miệng khác. Vị trí không đều, lệch lạc giữa các răng có thể làm thay đổi cường độ và chiều hướng của lực nhai tác động lên răng và làm răng lung lay. Niềng răng lệch lạc giúp cho hàm răng của bạn chắc khỏe, tránh được các bệnh lý nguy hiểm khác về răng.
Nhiều người mất tự tin trong cuộc sống, nhiều người ngại giao tiếp nên không muốn đi làm và gặp gỡ mọi người. Mong muốn chỉnh răng đã không còn quá xa vời với những người có răng mọc lệch lạc. Sự phát triển vượt bậc của nha khoa hiện đại sẽ chỉnh răng, đưa hàm răng của bạn trở về đúng trật tự của nó.
Chăm sóc răng miệng sau khi niềng
Khi niềng răng rồi, bạn không nên chủ quan và thiếu vệ sinh chăm sóc răng miệng mà cần phải chú ý và thực hiện kỹ càng hơn lúc trước để không làm ảnh hưởng tới niềng răng và răng. Do có niềng trên răng nên thức ăn dễ bám lại mắc cài, nếu không vệ sinh cẩn thận nguy cơ bị sâu răng, viêm lợi, hôi miệng rất cao.
Nên sử dụng bàn chải lông mềm vì nó sẽ dễ dàng đi vào các kẽ răng mà không làm tổn hại lợi. Nên vệ sinh răng sau bữa ăn để tránh thức ăn bám lại xung quanh mắc cài. Nếu không có điều kiện để chải thì bạn súc miệng thật kỹ với nước. Tránh để phần nhựa bàn chải va vào mắc cài.
Không nên ăn những thức ăn quá cứng vì nó có thể va vào làm hỏng niềng răng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như bàn chải kẽ, nước súc miệng sát khuẩn, máng bảo vệ.
Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày, tốt nhất là dùng sau tất cả các bữa ăn. Lúc này bạn dùng dụng cụ hỗ trợ đặc biệt là cây luồn chỉ để có thể đưa sợi chỉ vào các kẻ răng một cách dễ dàng mà không làm ảnh hưởng đến cung niềng.