Trồng răng implant là một phương pháp trồng răng giả kỹ thuật cao với nhiều ưu điểm. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại implant với nhiều ưu điểm khác nhau. Bài viết này giải thích thông tin cấy ghép
implant ở đâu tốt, giúp bạn trút bỏ băn khoăn khi lựa chọn thực hiện phương pháp này.
Trồng răng implant không nên áp dụng cho những ai?
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà trồng răng implant đem lại cho người bị mất răng. Nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể tiến hành cấy ghép dưới đây là một số trường hợp như vậy:
+ Đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không nên tiến hành trồng răng. Bởi ở giai đoạn này hộp sọ của trẻ vẫn đang trong gian đoạn phát triển. Nếu miễn cưỡng cấy ghép ở giai đoạn này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như lệch, sai khớp cắn.
+ Phụ nữ đang có thai cũng là đối tượng không nên trồng răng bởi sẽ khi tiến hành phẫu thuật sẽ có khá nhiều lực tác động mạnh lên khuôn hàm. Điển hình như các nha sỹ sẽ tiến hành khoan xương hàm, mài răng để đặt trụ. Mặc dù việc này sẽ không khiến thai phụ đau đớn nhưng có thể gây trấn động mạnh tới thai nhi.
+ Bệnh nhân mắc các bệnh về năng miệng như viêm lợi, nha chu nên tiến hành điều trị trước khi cắm ghép. Tránh trường hợp viêm nhiễm sau khi cấy ghép sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi.
+ Đặc biệt lưu ý khi trồng răng implant: đối tượng người bệnh măc các bệnh về máu, tim mạch như: máu khó đông, tim đập nhanh, các thông số về nhịp tim luôn ở mức cao hoặc quá thấp cũng không nên tiến hành trồng răng.
Cơ chế lành thương và tồn tại của răng implant
Sau khi chân răng implant được đặt vào xương hàm, các tế bào tạo xương gần đó sẽ xâm nhập lên bề mặt implant giúp cho chân răng nhân tạo này dính chặt vào xương xung quanh. Như vậy, cơ chế lưu giữ chân răng implant và chân răng thật là khác nhau: chân răng thật không dính trực tiếp vào xương hàm mà nó kết nối với xương hàm thông qua các dây chằng quanh răng trong khi đó, chân implant kết nối trực tiếp vào xương tạo ra sự cứng chắc.
Titanium thuần túy không tạo ra được mối liên kết vững chắc giứa xương với loại vật chất này. Để giúp chân implant kết nối vững chắc và lâu dài, các hãng sản xuất implant phải tiến hành xử lý bề mặt, để tạo ra một lớp lai dạng xương, giúp liên kết vững ổn mãi mãi. Chính công nghệ sản xuất bề mặt sẽ quyết định chất lượng implant của các hãng khác nhau.
Về công nghệ xử lý bề mặt implant, các hãng implant khác nhau sẽ có những cách xử lý khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành 2 công nghệ: công nghệ xử lý bằng cách etching axit và thổi cát và công nghệ tạo một lớp lai lên bề mặt implant. Về mặt ưu điểm, công nghệ tạo lớp lai mang lại kết nối vững chắc và nhanh chóng hơn nhưng có giá thành cao hơn.