Trám răng là dịch vụ nha khoa được ra đời từ khá lâu và quen thuộc với mọi bệnh nhân khi gặp phải các vấn đề về răng miệng. Theo đó, nha sĩ tiền hành lấp đầy các lỗ hỏng trên răng thông qua chất liệu nha khoa, an toàn với cơ thể con người. Điều này giúp cải thiện thẩm mỹ trên răng, đồng thời giúp bệnh nhân ngăn chặn bệnh lý răng miệng phát triển nặng hơn.

Khi nào nên thực hiện trám răng?

Trám răng là phương pháp nha khoa đơn giản, được tiến hành nhanh chóng. Phương pháp này được chỉ định thực hiện với các trường hợp dưới đây:
Nên thực hiện trám răng sâu, sứt, mẻ, nứt... để bảo vệ răng miệng*
Sâu răng: Nếu bị sâu răng thì không phải băn khoăn việc khi nào nên đi trám răng. Đây được coi là trường hợp phổ biến nhất khiến răng cần được trám lại. Sâu răng là bệnh do vi khuẩn gây nên và nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều bệnh lý khác.

Mòn răng: Chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải lông cứng, làm lớp men vùng cổ răng bị mòn và lộ lớp ngà răng. Nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân gây gây mòn cổ răng, mòn mặt nhai, rìa cắn.

Chấn thương: Thông thường khi bị tai nạn khiến cho răng mẻ hoặc vỡ thì trám răng với chất liệu tốt và màu sắc giống như răng thật được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng.
Tùy thuộc vào từng mức độ khuyết điểm trên răng để áp dụng kỹ thuật trám răng phù hợp*
Nhu cầu thẩm mỹ: Được áp dụng đối với những răng có màu vàng ố, xỉn màu, kém thẩm mỹ. Đây là phương pháp sử dụng chất trám răng có màu sáng hơn để trám lên bề mặt răng nhằm cải thiện màu cho răng.

Tiến hành trám răng như thế nào?

Trám răng theo công nghệ Laser Tech - thế hệ laser với quy trình trám răng chuẩn, vừa đảm bảo chức năng ăn nhai cũng như duy trì giá trị thẩm mỹ cao nhất cho bệnh nhân.

Bước 1: Tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng khoang miệng và nếu răng sâu thì phải chụp tia X để xem lỗ sâu ăn vào trong răng đến mức độ nào hay chỉ mới chớm sâu để có phác đồ điều trị răng sâu thích hợp. 

Bước 2: Răng miệng được vệ sinh sạch sẽ nhằm giúp cho quá trình hàn răng đạt được hiệu quả cao nhất. Với những trường hợp răng sâu thì nạo sạch vết sâu để không để lại mầm mống gây bệnh sau khi điều trị là một bước không thể bỏ qua.
Lấp đầy răng hỏng bằng chất liệu nha khoa an toàn*
Bước 3: Phủ một lớp chất dính thì vật liệu composite từ từ từng lớp bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng lên răng mang khuyết điểm. Nha sĩ tiến hành thao tác chỉnh sửa cho đến khi chỗ trám đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, phục hình tối đa cho răng. Dưới tác dụng của ánh sáng đèn laser, các lớp chất trám với bề mặt răng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.

Trám răng là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng sâu răng khá nhanh chóng và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, trước khi thực hiện trám răng, bệnh nhân cần đến trung tâm nha khoa để thưc hiện thăm khám và nhận tư vấn cụ thể từ nha sĩ.
 
Top