Thưa bác sĩ, răng em bị thưa nên em đang có ý định niềng lại để đẹp hơn. Em có tìm hiểu thì biết được trong thời gian đeo mắc cài, việc ăn uống phải kiêng cử rất nhiều. Vậy, niềng răng thưa có đau không ạ? Vì đây là món em thích nhất. Mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ.

Niềng răng bao lâu thì ăn cơm được?

Nếu muốn nắn chỉnh răng bị sai lệch (mọc lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm, thưa,..) về đúng vị trí để đạt tính thẩm mỹ cao hơn bằng phương pháp niềng răng thì bắt buộc bạn phải đeo bộ khí cụ trong khoảng từ 1-3 năm (tùy tình trạng).

Trong những ngày đầu đeo bộ khí cụ này (hàm nong rộng, mắc cài, dây cung, khay niềng…), bạn sẽ trải qua 2 thời điểm gây khó khăn trong vấn đề ăn uống nhất, đó là:

❀ 1- 2 tuần đầu sau khi vừa niềng răng: Sau khi bác sĩ gắn mắc cài và dây cung vào thân răng để tạo lực căng kéo cho răng dịch chuyển về vị trí mong muốn theo phác đồ chỉnh nha, bạn sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức. Đồng thời, việc đeo niềng ít nhiều sẽ gây cộm cấn, vướng víu khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng bởi đây là dấu hiệu tích cực, có cảm giác khó chịu chứng tỏ răng có sự thay đổi, dịch chuyển.

❀ 1 – 3 ngày sau khi thay chun và dây cung theo định kì:  Một tháng hoặc 6 tuần (tùy theo phác đồ chỉnh nha), bạn cần đến phòng khám để bác sĩ thay thun và dây cung. Mỗi lần như vậy, chúng ta thường cảm thấy ê răng và hơi đau nhức, cản trở vấn đề ăn uống.

– Trong 2 thời điểm này, bạn chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, cắt nhỏ, nấu chín nhừ hoặc xay nhuyễn, như: cháo, súp, các loại sinh tố, nước ép, sữa,….để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Những loại thực phẩm nên ăn khi niềng răng

Không ít đồ ăn khoái khẩu đã bị loại bỏ khỏi tủ lạnh rồi và bây giờ phải tìm hiểu những loại thức ăn không ảnh hưởng đến mắc cài, dây thun. Đa số loại đồ ăn mềm được chấp nhận:

- Trái cây mềm: nho, kiwi, xuân đào, quýt,..,

- Rau cải: nấu chín, mềm.

- Đồ ăn dạng bơ sữa: yogurt và phô mai thay cho các loại thịt dai.

- Thịt mềm: thịt gà nấu mềm, bánh mì thịt (xé miếng nhỏ cho vào miệng), hải sản ăn được.

- Các món tráng miệng: pudding, rau trộn, sinh tố, kem,…

- Hạt mềm: gạo, xôi, nếp mềm, mì sợi,…

- Bánh mì mềm: bích qui, bánh xèo, bánh nướng xốp,…

- Các loại trứng bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn niềng răng.

Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
 
Top